Du lịch châu Âu là mơ ước mà bất kỳ dân mê du lịch nào cũng muốn trở thành hiện thực. Tuy nhiên để có thể vi vu trời âu thì không phải ai muốn cũng có thể thực hiện được.
Visa châu Âu ( Visa Schengen) là một trong số loại Visa quyền lực nhất trên thế giới. Chính bởi vậy yêu cầu để đạt Visa Châu Âu cũng vô cùng khắt khe, đặc biệt là đối với du khách Việt. Nếu không chuẩn bị kỹ càng thì khả năng trượt Visa Châu Âu là rất lớn.
Dưới đây Thăng Long Tour sẽ điểm tên 6 nguyên nhân khiến trượt Visa Châu Âu mà bạn cần đặc biệt chú ý. Hãy tham khảo ngay nhé!
1. Khai báo hồ sơ không trung thực
Cho dù hồ sơ của bạn có xuất sắc đến đâu thì chỉ với một chi tiết nhỏ sai lệch, không khớp cũng đủ khiến bạn bị đánh trượt visa Schengen. Các cơ quan lãnh sự có đủ phương tiện, công cụ và khả năng để điều tra lý lịch cũng như tất cả các giấy tờ liên quan đến bạn. Hơn nữa trong buổi phỏng vấn thì họ có thể hỏi vặn vẹo, quan sát cử chỉ của bạn rất kỹ để chỉ cần có 1 dấu hiệu không trung thực là họ nhận biết được ngay.
Khi xác định nộp hồ sơ xin visa Schengen, bạn đừng khai báo không đúng với sự thật vì hậu quả của nó không chỉ là bạn không được cấp visa Châu Âu, mà còn có thể dẫn đến việc bị cấm xin visa vĩnh viễn.
2. Không có kế hoạch chi tiết và logic
Bất cả bạn sang Châu Âu vì mục đích gì, du lịch, công tác hay thăm thân thì bạn nhất thiết phải cần có một kế hoạch, lịch trình chi tiết và logic để Đại sứ quán biết họ sang Châu Âu làm gì và sẽ quay trở về Việt Nam đúng hạn.
Trong bản lịch trình này, bạn cần ghi chi tiết các phương tiện đi lại, đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, những nơi sẽ đi ở Châu Âu… càng chi tiết càng tốt, nhất là đối với visa Schengen diện du lịch. Điều này chứng tỏ bạn đã có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi của mình. Chú ý rằng thời gian bạn xin lưu trú trùng khớp với thời gian bạn đặt phòng khách sạn hay đặt vé máy bay nhé.
3. Tài chính không mạnh hoặc quá mạnh
Nghe thì hơi mâu thuẫn nhưng cả hai trường hợp trên đều có thể khiến bạn rớt visa. Trường hợp 1 thì là điều hiển nhiên rồi. Bạn cần phải có đủ tài chính đủ mạnh để chi trả cho cả chuyến đi. Lưu ý rằng nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần có đủ tài chình để chi trả trong chuyến du lịch là có thể xin visa, nhưng nhân viên tại lãnh sự quán còn quan tâm đến cả chi phí phát sinh những rủi ro trong chuyến đi. Hãy chắc chắn bạn có 1 số tiền lớn để giải quyết hết những rủi ro này và không cần đến một tổ chức phúc lợi nào tại Châu Âu.
Trường hợp 2 thì nguyên nhân là bạn có quá nhiều tiền nhưng không giải thích, chứng minh được tiền từ đâu ra. Ví dụ, bạn mới đi làm được 1 năm với mức lương chỉ có 7 triệu VNĐ 1 tháng và không có thu nhập gì thêm, mà sổ tiết kiệm có đến vài tỷ thì dĩ nhiên Lãnh sự quán có quyền nghi ngờ. Bên cạnh đó, bất cứ sổ tiết kiệm nào trên dưới một tháng đều đáng nghi cả, nên tốt nhất nếu muốn đi du lịch Châu Âu, hãy chuẩn bị một sổ tiết kiệm đã được gửi từ 3 tháng trở lên, số tiền ít nhất 100 triệu.
4. Hộ chiếu trắng
Nếu bạn chưa từng đi du lịch nước ngoài thì bạn không nên nộp visa Schengen. Lý do là vì lịch sử du lịch là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi bạn xin visa các nước phát triển. Nó chứng tỏ rằng bạn là một người thích du lịch và không có nhu cầu trốn lại để làm việc trái phép.
Thường khi xin visa du lịch Schengen tự túc thì bạn cần đi đến ít nhất 02 nước phát triển trong khu vực trước đó như: Thái Lan, Hàn Quốc, HongKong, Nhật Bản, Singapore (Nên đi ít nhất một nước ở ngoài khu vực Đông Nam Á, nếu có thể đi nước Châu Âu thì sẽ càng có lợi hơn).
5. Bỏ qua bảo hiểm du lịch
Bất kể bạn đi du lịch đến nước nào mà không có bảo hiểm du lịch thì nguy cơ bị từ chối visa nhập cảnh vào nước họ là rất cao và những nước thuộc khối schengen cũng không phải ngoại lệ. Theo đó, khi xin visa Schengen, bạn phải có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị
6. Không chứng minh được mối quan hệ ràng buộc ở Việt Nam
Thực chất toàn bộ quá trình nộp hồ sơ xin visa Schengen là để người ta kiểm tra và xem xét xem liệu bạn có ý định nhập cư (để lao động hay kết hôn) trái phép vào Châu Âu hay không? Và nhiệm vụ của bạn là chứng minh điều ngược lại. Bạn cần chỉ ra cho họ thấy những ràng buộc bạn ở Việt Nam, ví dụ như bạn có một gia đình, có con cái, có một công việc với mức lương hấp dẫn, bạn có một lượng tài sản có giá trị, bạn là người có địa vị xã hội và bạn tuyệt nhiên không mảy may có ý định ở lại Châu Âu sau chuyến đi.
Comentarios